TOP 10+ Bệnh về răng miệng ở người Việt Nam và cách khắc phục

Hôi miệng

Bệnh về răng miệng ở người Việt Nam hiện nay theo số liệu thống kê, Việt Nam có đến 90% người dân mắc các bệnh về răng miệng, gây ảnh hưởng đến chất lượng sức khỏe trong cuộc sống. Sau đây là 10+ Bệnh về răng miệng ở người Việt Nam và cách khắc phục mà bạn cần biết để kịp thời điều trị, hạn chế những biến chứng nguy hiểm sau này.

Bệnh về răng miệng ở người Việt Nam và cách khắc phục

Hôi miệng

Bệnh hôi miệng khiến người bệnh cảm thấy xấu hổ, tự ti và và còn gây trở ngại trong quá trình giao tiếp hằng ngày với mọi người xung quanh. Nguyên nhân chủ yếu gây ra tình trạng hôi miệng xuất phát từ các vấn đề về nướu răng, sâu răng, khô miệng, mảng bám,…

Sử dụng các loại nước súc miệng để hạn chế mùi hôi miệng khi có vấn đề về răng miệng sẽ chỉ kiềm chế mùi hôi chứ không thể chữa khỏi dứt điểm hoàn toàn.

Hôi miệng
Hôi miệng

Sâu răng

Sâu răng thường xảy ra khi mảng bám, chất kết dính hình thành trên răng, kết hợp với đường hoặc tinh bột trong thức ăn sẽ tạo ra các axit tấn công men răng.

Không riêng gì ở trẻ em người lớn tuổi vẫn có thể bị sâu răng do men răng theo thời gian bị ăn mòn. Do đó, nên chải răng kỹ càng, sạch sẽ, thường xuyên dùng chỉ nha khoa và nước súc miệng là những biện pháp hàng đầu để ngăn ngừa bệnh sâu răng. 

Viêm nha chu – Bệnh về răng miệng ở người Việt Nam 

Cao răng tích tụ lâu ngày trên răng khiến mô mềm bị tổn thương, phá hủy xương xung quanh răng và thậm chí là mất răng hàng loạt. Các triệu chứng điển hình của bệnh hôi miệng, nướu phì đại, chảy máu chân răng, tấy đỏ, …

Để điều trị viêm nha chu, bác sĩ sẽ thực hiện cạo vôi răng, xử lý vôi răng, sau đó bệnh nhân sử dụng một số loại thuốc giúp hỗ trợ tăng độ chắc của răng.

Nếu bệnh nặng thì khả năng là xương ổ răng bị tiêu không thể phục hồi, cần phải gặp nha sĩ để lấy vôi răng kết hợp theo dõi tình trạng răng sát sao, và phải vệ sinh răng miệng và bổ sung vitamin C.

Viêm nha chu
Viêm nha chu

Răng nhạy cảm

Răng nhạy cảm là tình trạng răng ê buốt, khó chịu khi ăn đồ ngọt, thực phẩm quá nóng hoặc quá lạnh, thậm chí còn xảy ra ngay cả khi bạn đánh răng hoặc sử dụng chỉ nha khoa.

Để phòng tránhhiệu quả nhất nên vệ sinh răng miệng thường xuyên ít nhất 2 lần mỗi ngày vào buổi sáng và buổi tối bằng bàn chải có lông mềm mại kết hợp đánh răng nhẹ nhàng cùng với các loại kem đánh răng chống ê buốt, hạn chế sử dụng các loại thức ăn nhiều đường, axit và có gas.

Viêm tủy răng

Tủy răng bị viêm gây ra những cơn đau nhức dữ dội, nhất là thời điểm ban đêm. Nguyên nhân là do sâu răng không điều trị kịp thời, vi khuẩn sâu răng tồn tại trong miệng, xâm nhập vào tủy răng và gây viêm.

Ngay khi cảm thấy những cơn đau răng nhẹ, ê buốt khi ăn uống đồ nóng hoặc lạnh, bạn cần đến thăm khám, vì có thể đây là giai đoạn viêm tủy có khả năng phục hồi được. Nếu để lâu sẽ có nguy cơ dẫn đến viêm tủy mãn tính, hoại tử tủy hoặc các biến chứng của viêm tủy có thể làm mất răng.

Viêm tủy răng
Viêm tủy răng

Tủy răng hoại tử – Bệnh về răng miệng ở người Việt Nam 

Hoại tử tủy răng thường xuất hiện bằng sâu răng hoặc viêm tủy răng mãn tính nhưng không điều trị kịp thời, để lâu này sẽ có nguy cơ gặp phải biến chứng nguy hiểm như nhiễm trùng, sốt, sưng hàm, áp xe bao gồm cả áp xe trong não.

Để phòng tránh bệnh này, người bệnh cần thăm khám bác sĩ nha khoa ngay khi phát hiện các triệu chứng như ê buốt răng, đau nhức răng hoặc răng thay đổi màu,…

Ung thư miệng

Bệnh ung thư miệng thường xuất hiện triệu chứng như cảm giác vướng trong miệng, khó nói, tăng tiết nước bọt, khạc ra đờm nhầy có lẫn với máu, quai hàm của bạn rất khó di chuyển khi nhai,…

Việc thăm khám sức khỏe răng miệng định kỳ đóng vai trò rất quan trọng, giúp phát hiện sớm những dấu hiệu ban đầu của ung thư miệng và có phương án điều trị kịp thời.

Ung thư miệng
Ung thư miệng

Viêm lợi – Bệnh về răng miệng ở người Việt Nam 

Viêm lợi xuất hiện với các triệu chứng nướu răng sưng tấy, đỏ sẫm, chảy máu, bị “lỏng lẻo” không ôm sát chân răng do bị vi khuẩn tấn công.

Bệnh lý viêm lợi có thể được điều trị bằng một số thuốc kháng sinh nhẹ kết hợp cùng với sử dụng kem đánh răng, nước súc miệng chống vôi răng chuyên dụng nếu phát hiện sớm.

Bên cạnh đó, cần giữ vệ sinh răng miệng đúng cách để làm sạch kẽ răng dưới nướu, phòng tránh vi khuẩn sinh sống và tấn công vào lợi.

Răng xỉn màu, đổi màu

Răng đổi màu khác với bình thường có thể do các nguyên nhân sau: bệnh lý về răng miệng như viêm chân răng, viêm lợi, sâu răng, nhiễm màu nội sinh, nhiễm màu ngoại sinh, vệ sinh răng miệng kém dẫn đến răng dần ngả sang màu vàng.

Trong quá trình điều trị, với trường hợp răng bị vàng ố do mảng bám, có thể khắc phục bằng cách loại bỏ mảng bám hoặc tẩy trắng răng. Trường hợp bị ố màu nặng cần áp dụng dán răng sứ veneers.

Răng xỉn màu, đổi màu
Răng xỉn màu, đổi màu

Mòn răng, mất men răng

Bệnh này xảy ra khi men răng bị mài mòn, tổn thương bởi axit. Thường xuyên ăn những thực phẩm nhiều đường, nước ngọt có gas, hoa quả trái cây chua,… sẽ hình thành môi trường axit trong khoang miệng dẫn tới mài mòn men răng. Để điều trị, bệnh nhân cần đến gặp bác sĩ khi có các dấu hiệu bất thường. Tùy theo mức độ mòn men răng sẽ có hướng điều trị thích hợp.
Trên đây là bài viết chia sẻ về các bệnh về răng miệng ở người Việt Nam và cách khắc phục, hy vọng bài viết này sẽ giúp cho bạn có thêm thông tin hữu ích để có thể chăm sóc răng miệng tốt hơn.

Leave a Comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *